Câu lạc bộ Nhà báo nữ tuổi 15

The player will show in this paragraph
Hơn 35 năm sau khi tốt nghiệp Đại học, trong dịp về dự Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Trường Đại học Tổng hợp Huế, giữa hàng ngàn cựu sinh viên, tôi vẫn nhận ra chị với tà áo dài của Huế nhưng mang màu hoa anh đào nhẹ nhàng và duyên dáng, mà trước đó, cũng tại lần kỷ niệm 55 năm của Trường (năm 2012), chị đã có bài phát biểu đại diện cựu sinh viên khiến Thầy Cô và những người bạn cùng thời đều xúc động và không cầm được nước mắt.  

MÓN ĂN CHO NGƯỜI MẤT NGỦ

Chị Nga sau một đợt ăn lá vông, chứng mất ngủ đã thuyên giảm rõ rệt. Giấc ngủ êm nhẹ và sâu. Chị trở nên tín nhiệm món lá vông nhất hạng sau khi uống nhiều thứ thuốc này khác do người nọ người kia mách mà không đỡ chứng mất ngủ. Tuy vậy, vào mùa đông, cây lá vông rụng sạch, chẳng còn lấy một chiếc lá vàng. Đặt mua ở các bà hàng lá Đại Yên ở mấy chợ xung quanh nghe chừng cũng đắt đỏ và khó khăn. Thời giá hiện nay là 10.000 đ/ 1 lạng  lá vông già thì  tác dụng chống mất ngủ cũng suy giảm nhiều so với lá vông non.

 

Bỏ lá vông mất độ một vài ngày, chị Nga lại thấy mất ngủ trở lại. Bà mợ chị Nga, một phụ nữ Hà Nội gốc khi xuống chơi với chị nhân thể mới mách cho thêm mấy món ăn kiêm bài thuốc chữa mất ngủ.

Một là hạt sen hầm thịt gà,  hay hạt sen rang xay thành bột pha nước uống. Nếu sợ cách rách thì chỉ cần nấu canh hạt sen với thịt nạc ăn cũng kiến hiệu.

Hạt sen tươi dùng cũng tốt, mà hạt sen khô cũng có thể  thay thế được. Chỉ có điều cần nhớ là khi ngâm hạt sen khô, chỉ cần ngâm qua loa, thậm chí rửa sạch là được. Nhiều người tưởng ngâm hạt sen càng kỹ hạt sen càng chóng bở. Nhưng không phải, riêng hạt sen khô, ngâm càng kỹ, hạt sen càng dễ bị sượng, dù cho tốn củi lả đến như thế nào. Hai nữa là khi ninh, chaư cho mắm muối mỡ màng vội, cũng dễ làm sượng hạt sen. Lúc nào sen chín bở mới đem nêm mắm muối cũng vừa.

Đến mùa xuân, khi lá vông chưa kịp mọc và hạt sen mới cũng chưa kịp lên, thì muốn chữa chứng mất ngủ, có thể dùng đến món canh lá dâu. Canh lá dâu non nấu thịt nạc, ăn cũng trôi cơm vô cùng. Một món khác, ấy là chả lá dâu kẹp thịt vịt hay thịt ngỗng đem nướng trên than hoa. Ăn món này không chỉ ngon miệng và chữa được chứng mất ngủ, mà còn có tác dụng bổ phế nã, ai ho lâu ngày, ăn rất tốt.

Vào cữ cuối xuân, khi những cây dâu bắt đầu trĩu cành quả chín, màu sẫm tối óng nuột, ta hái lấy đem về rửa sạch, vẩy ráo. Rồi cứ lường một cân đường, một cân dâu, cho một lớp dâu rồi lại đến một lớp đường vào chiếc lọ thuỷ tinh miệng rộng. Chỉ sau một tuần, nước ngọt tiết ra trong suốt màu tím hồng. Đấy chính là si rô dâu. Mùa hè nóng nực, uông si rô dâu pha trong nước đá lạnh, có tính chất giải khát cao, mà lại dễ ngủ.

Còn lại bã dâu, đem pha thêm vài ba lít rượu trắng, để sang mùa đông, cho các cụ già kém ngủ uống mỗi tối một chén, thì giấc ngủ của các cụ sẽ dễ đến và các cụ có thể ngủ sâu hơn.

Trong dân gian, còn có một vài món ăn gây dễ ngủ. Ví như hoa thiên lý chẳng hạn. Hoa thiên lý đem xào tỏi, hay là nấu canh với giò sống viên vào thả trong nước sôi, cũng rất ngon

Với các bà đẻ, người ta có thể ngâm cơm rượu nếp với lòng đỏ trứng gà, rồi hạ thổ bách nhật trăm ngày. Món ăn này chẳng những rất bổ dưỡng, lợi sữa mà còn đem lại giấc ngủ rất sâu cho sản phụ.

V.Anh