Câu lạc bộ Nhà báo nữ tuổi 15

The player will show in this paragraph
Hơn 35 năm sau khi tốt nghiệp Đại học, trong dịp về dự Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Trường Đại học Tổng hợp Huế, giữa hàng ngàn cựu sinh viên, tôi vẫn nhận ra chị với tà áo dài của Huế nhưng mang màu hoa anh đào nhẹ nhàng và duyên dáng, mà trước đó, cũng tại lần kỷ niệm 55 năm của Trường (năm 2012), chị đã có bài phát biểu đại diện cựu sinh viên khiến Thầy Cô và những người bạn cùng thời đều xúc động và không cầm được nước mắt.  

Ngậm ngùi khi đến, day dứt khi đi

Lần nào cũng vậy, cảm giác ấy theo chúng tôi mỗi lần đến thăm các cựu nữ TNXP có hoàn cảnh khó khăn ở các địa phương. Hầu hết các chị đã trên dưới thất thập, sức khỏe gần như cạn kiệt mà vẫn phải lo đắp đổi cơm áo hàng ngày, nhiều chị còn cả đời đơn chiếc…


 

Cùng với đoàn công tác của Tổng hội TNXP Việt Nam, điểm đến của Đoàn thiện nguyện CLB Nhà báo nữ Việt Nam năm nay là Thanh Hóa – một địa phương có nhiều TNXP nhất cả nước, chiếm 1/5 tổng số TNXP. Ông Lê Trung Sơn, Ủy viên đoàn chủ tịch Tổng hội TNXP Việt Nam, Chủ tịch Hội cựu TNXP Thanh Hóa cho biết:

“Số cựu TNXP của tỉnh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là 7,5 vạn người. trong số đó có hơn 1000 người có hoàn cảnh khó khăn được hưởng chế độ thường xuyên 540.000đ/tháng; 3600 thương binh, 641 liệt sĩ và 380 người nhiễm chất độc da cam được hưởng chế độ chính sách. Còn 2,6 vạn TNXP sau năm 1975 đi nghĩa vụ 3 năm theo quyết định của UBND tỉnh, làm việc như TNXP kháng chiến nhưng lại không được hưởng chế độ gì. Chính sách với TNXP mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hai chục năm nay nhưng vẫn còn nhiều bất cập, ví dụ: cùng là nạn nhân dioxin nhưng nếu bị nhiễm ở Quảng Trị thì có chế độ mà ở Quảng Bình thì lại không; hơn 1000 TNXP có vết thương thực thể gần 50 năm nay chưa được khám để hưởng chế độ thương binh, đến giờ có khám cũng rất khó xác định. Tỉnh cũng đã tổ chức khám thí điểm cho 60 người nhưng đến nay vẫn chưa có chế độ gì.

Với các nữ cựu TNXP thì lại còn có nhiều hoàn cảnh éo le hơn. Các chị chiếm 65-70% tổng số cựu TNXP, cả tỉnh có 1200 chị không có gia đình trong đó có 600 chị có hoàn cảnh rất khó khăn. 50 nữ cựu TNXP của 3 huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân mà Tỉnh hội lựa chọn đến đây hôm nay là ở trong số đó”.

Khi chúng tôi đến địa điểm tập trung là Trường bồi dưỡng chính trị huyện Vĩnh Lộc thì các chị đã có mặt đông đủ, trừ chị Nguyễn Thị Mai bị liệt không thể đến dự buổi lễ trao quà thiện nguyện này. Quà cũng không có gì nhiều: 1 triệu tiền mặt, đôi nón lá làng Chuông, chiếc chăn của Đoàn thiện nguyện CLB Nhà báo nữ VN, chiếc màn chống muỗi, hộp bánh của Tổng hội TNXP…, nhưng đó là niềm hạnh phúc của mỗi người chúng tôi, khi chúng tôi cảm nhận được niềm vui từ ánh mắt, nụ cười của các bà, các chị.

Chia tay 49 chị, đoàn chúng tôi đến thăm cựu nữ TNXP đường 12 – chị Nguyễn Thị Mai, sinh năm 1946, bị liệt 7 năm nay, mọi sinh hoạt cá nhân đều do chồng chị - anh Nguyễn Mạnh Quý, cũng từng là TNXP và bộ đội Trường Sơn, chăm lo. Gặp chúng tôi, chị khóc: “Cả đời tôi hôm nay là ngày hạnh phúc nhất, nhiều người đến thăm, cho quà thế này”. Ngoài một phần quà như các đồng đội của mình, do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chị Mai còn được nhận thêm 4 triệu đồng tiền mặt và một số nhu yếu phẩm khác. Nắm tay chào chị, chị cứ nhìn chúng tôi như để ghi nhớ gương mặt từng người. Chị Vũ Thanh Hồng, một thành viên trong đoàn ngậm ngùi nói: Chị cứ nhìn chúng em thế này làm sao chúng em đi cho được! Nghe mà xót xa, day dứt quá.

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung – trưởng đoàn thiện nguyện CLB Nhà báo nữ VN bảo: “Đến gặp thì ngậm ngùi, mà lúc đi thì nặng lòng, day dứt, đó là nghiệp của chị em mình rồi”. Quả là vậy. Biết làm sao…

Nguyễn Thị Trâm