Câu lạc bộ Nhà báo nữ tuổi 15

The player will show in this paragraph
Hơn 35 năm sau khi tốt nghiệp Đại học, trong dịp về dự Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Trường Đại học Tổng hợp Huế, giữa hàng ngàn cựu sinh viên, tôi vẫn nhận ra chị với tà áo dài của Huế nhưng mang màu hoa anh đào nhẹ nhàng và duyên dáng, mà trước đó, cũng tại lần kỷ niệm 55 năm của Trường (năm 2012), chị đã có bài phát biểu đại diện cựu sinh viên khiến Thầy Cô và những người bạn cùng thời đều xúc động và không cầm được nước mắt.  

Người thợ tiện gỗ cuối cùng trên phố Tố Tịch

Hà Nội băm sáu phố Phường. Hàng Đậu hàng đường hàng muối trắng tinh. Thế nhưng dấu vết của các phố hàng, phố nghề qua thời gian đã và đang mất dần dấu vết. Những gì còn lại đến hôm nay thật quý giá lắm thay. 


 

Phố Tố Tịch trăm năm trước vốn là một dãy phố san sát những  cửa hàng thợ tiện gỗ. Những cửa hàng này do người làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây cũ mở ra hành nghề tại kinh thành Thăng Long Hà Nội. Qua thời gian, nghề thợ tiện trên phố mai một dần. Giờ chỉ còn mươi cửa hàng buôn bán các loại sản phẩm, chứ không làm  nghề tại chỗ như trước.

Duy chỉ có ngôi nhà số 7 của ông Lê Đình Thắng là vẫn giữ nghề. Mấy chục năm trước, cụ ông Lê Đình Trai là chủ cửa hàng, sau này cụ già yếu không theo được nghề nữa cụ đã truyền nghề cho người con trai út là anh Lê Đình Thắng khi anh đi bộ đội phục viên năm 1985.

Cửa hàng thợ tiện cũ kỹ trên phố cổ Tố Tịch luôn được đón những vị khách tham quan du lịch đến từ khắp năm châu  bốn biển. Họ tỏ ra vô cùng thích thú khi được chứng kiến những thao tác nghề tiện từ khâu đầu đến khâu cuối, từ khúc gỗ đơn sơ đến chiếc khay chiếc bình nuột nà, duyên dáng

Theo nghiệp gia đình, ông Thắng ít làm hàng bán hàng loạt, mà thường nhận gia công những mặt hàng đặc biệt theo yêu cầu của các vị khách hàng đơn lẻ. Nhưng ông cho biết, hai người con của ông đều là con gái. Vậy là chỉ hơn chục năm nữa, khi ông ở vào độ tuổi ngoại lục tuần, ông sẽ nghỉ làm nghề, để con cái tự xoay xở nghề kinh doanh khác

Sẽ thật tiếc nếu vài mươi năm nữa, trên phố Tố Tịch sẽ vắng bóng cả cái gian bảo tàng sống cuối cùng  của nghề thợ tiện gỗ; cái nghề  đã từng sầm uất  trên đất kinh kỳ Thăng Long Hà Nội mấy trăm năm trước.

Tuyết Nhung